Bài 18 – Lịch sử 12: Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

Lịch sử 12: Bài 18 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950 – 1953)

I. HOÀN CẢNH BÙNG NỔ KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP

1. Thực dân Pháp bội ước tiến công ta

– Sau hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn chuẩn bị xâm lược nước ta.

+ Tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

+ Tháng 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

+ Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng bộ tài chính và tàn sát đẫm máu ở một số nơi.

– 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chậm nhất vào sáng 20/12/1946 Pháp sẽ chuyển sang hành động.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

– Ngày 18/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến.

– 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

– Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947) là những văn kiện lịch sử về đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

– Ý nghĩa và tác dụng

– Đường lối kháng chiến của Đảng thấm nhuần sâu sắc tư tưởng chiến tranh nhân dân, mang tính chất chính nghĩa nên được sự ủng hộ của nhân dân.

– Đường lối kháng chiến đúng đắn là ngôn cờ đoàn kết động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.

II. CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ VÀ VIỆC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16

– Lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu ở Hà Nội bắt đầu, quân dân ta tiến công các vị trí của quân Pháp, tiến hành dựng chướng ngại vật ngăn địch và tản cư người già và trẻ em ra ngoại thành.

– Nhiều cuộc chiến diễn ra quyết liệt ở Bác Bộ phủ, Bưu điện Bờ Hồ, đầu cầu Long Biên, ga Hàng Cò, chợ Đồng Xuân…. Quân dân ta đánh gần 40 trận, tiêu diệt 370 tên địch.

– Từ 30/12/1946 đến 17/02/1947, địch phản công, ta phải chuyển lực lượng về Liên khu I.

– Ngày 17/2/1947. Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.

– Kết quả

+ Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đầu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn tên địch, phá hủy nhiều xe cơ giới, 5 máy bay… , giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương huy động kháng chiến bảo vệ Trung ương Đảng.

+ Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng… Quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.

– Ý nghĩa

Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.

– Quân dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá các cơ sở hậu cần của chúng.

2. Tích cự chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

– Chuyển các cơ quan Đảng, Chính phủ, vận chuyển móc, nguyên vật liệu… về Việt Bắc.

– Khẩu hiệu

“Vườn không nhà trống”, “Tản cư cũng là kháng chiến”, “Phá hoại để kháng chiến”, phá nhà của, đường sá, cầu cống… không cho địch sử dụng.

– Chính phủ xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt

+ Chính trị Lập Ủy ban kháng chiến hành chính, thực hiện kháng chiến kiến quốc; lập Hội Liên Việt.

+ Kinh tế: Duy trì và phát triển sản xuất.

+ Quân sự: quy định việc tuyển quân tha, gia các lực lượng chiến đấu

+ Văn hóa: Tiếp tục duy trì và phát triển phong trào bình dân học vụ, trường phổ thông các cấp vẫn giảng dạy, học tập trong hoàn cảnh chiến tranh.

III. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG 1947 VÀ VIỆC ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DIỆN

1. Chiến dịch Việt Bắc

2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

– Trận mặt trận chính trị

+ Ta tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp.

+ Mặt trận Việt Minh + Hội Liên Việt = Mặt trận Liên Việt.

– Trên mặt trận quân sự

bộ đội chủ lực phân tán đi sâu vào vùng sau lưng đich, phát triển chiến tranh du kích.

– Về kinh tế

Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% (7/1949), hoãn nợ, xóa nợ (5/1950) chi ruộng đất công (7/1950)

– Về văn hóa – giáo dục

7/1950 chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp bắt đầu được xây dựng.

IV. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950

Giảm tải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *