Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

 

1. Yêu cầu về hình thức

  • Học sinh biết viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày cảm nhận về ý nghĩa của một chi tiết trong tác phẩm văn học.
  • Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
  • Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.

2. Yêu cầu về nội dung

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

  • Chiếc bóng xuất hiện gián tiếp trong lời nói của bé Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Lần thứ hai khi Vũ Nương đã tự vẫn, “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!”
  • Lần thứ nhất, “cái bóng” trở thành đầu mối, điểm thắt nút của câu chuyện. Mọi nghi ngờ thực chất khởi sinh từ cái bóng. Lần thứ hai, “cái bóng” mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Cũng chính cái bóng cởi nút, giải tỏa mọi khó khăn, thắc mắc cho Trương Sinh.
  • Mặt khác, chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha, cả nỗi vợ nhớ chồng. Như thế, cái bóng trở thành biể tượng của tình chồng vợ gắn bó tuy hai mà một.
  • Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch.
  • Chi tiết cái bóng còn là bài học cho những người đàn ông có tính ghen tuông bóng gió, mùa quáng.
  • Cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.

5 thoughts on “Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

  1. Còn thiếu…Qua chi tiết cái bóng nhà văn đã thể hiện thái độ phê phán XHPK nam quyền với những lễ giáo phong kiến hà khắc. Cái bống chỉ là chi tiết mờ ảo hư vô nhưng lại có sức mạnh to lớn: đẩy Vũ Nương đến cái chết và sau mày lại minh oan cho nàng….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *