Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

 Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Người ta nói mùa thu là mùa của thi nhân, của tình yêu , của những bài thơ dịu dàng. Hương thu thấm đẫm ngọt ngào trong vạn vật như được in dấu lung linh, huyền a3oqua từng vần thơ ở bài Sang Thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngỏ

Hình như thu đã về

Ngọn gió se ở đây có thể hiểu là ngọn gió heo mayse se lạnh ban phát cái hương vị còn sót lại của làng quê.”Sương chùng chình qua ngõ” gợi lên một ngõ yên ắng, một không gian sương khói lãng đãng lúc thu về. Sương thu như mang tâm trạng ngập ngừng, bịn rịn, bâng khuâng như đang đợi chờ một người nào đó. Một hình ảnh r6a1t gợi tả và gợi cảm!

Các từ ngữ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhà thơ: bật ngờ và rối rối, bang khuâng. Có phải nhà thơ đang thầm hỏi long: thu về từ bao giờ? Theo gió hay theo hương? Thu đến mà không báo trước đề long người xao xuyến, bâng khuâng.

Khi cả đất trời vào thu:

Song được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh v6a5tđể cho dòng song được dịp mà thanh thản, mà trầm ngâm suy nghĩ. Tương phản với hình ảnh của dòng song là lũ chim: “chim bắt đầu vội vã”. Ta cảm nhận lũ chim như hình dung ra được cái lạnh của thu đã về và cuộc hành trình về phương Nam của chúng bắt đầu với những tiếng gọi nhau, những âm thanh, những tiếng đập cánh vội vã, gấp gáp hơn. Nhà thơ Xuân diệu khi cảm nhận về mùa thu cũng nói tới cánh chim:”chim nghe trời rộng giang thêm cánh”.

Đặc sắc nhất của khổ thơ thứ hai là hai câu thơ:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Trong đám mây của mùa thu vẫn còn vương chút nắng hạ nên từ “vắt” được nhà thơ dùng rất sống động, gợi hình, tạo dáng. Đám mây như một dải lụa mếm tạo thành những chiếc cầu nối cho nhịp thời gian. Liên tưởng của nhà thơ làm bầu trời xanh kia trở ne6nki2 diệu. chút nắng còn sót lại của hạ vàng, thu êm đềmvừa chợt đến, đám mây vừa ngỡ ngàng như bước qua bờ bên kia. Cảm giác như vừa là thực, vừa là ảo, vừa rõ rang mà vừa lung linh.

Nếu như ở khổ một là sự cảm nhận kì diệu của mùa thu, khổ hai là những biến đổi của cảnh vật thì khổ ba là tình thu chan chứa.

Trời đã bớt đi những cơn mưa, chỉ còn dịu lại những giọt nắng. và vì vậy sự suy ngẫm triết lí của nhà thơ được thể hiện thật đúng lúc:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hang cây đứng tuổi

Có thể nhận ra biện pháp tu từ nhân hóa làm câu thơ mang chiều sâu triết lí. hàng cây đứng tuổi hay đó chính là những người đã từng tra3iqua nhiều khó khăn gian nan của cuộc đời.

Các hình ảnh nắng, mưa, sấm, chớp,… tượng trưng cho những biến đổi vang động bất thường trong cuộc sống. Thế nhưng tất cả lắng xuống đi vào chừng mực rồi ổn định. Chỉ còn kết lại bài thơ là hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi bao suy nghĩ sâu xa. Hàng cây đừng tuổi vững vàng trước sấm sét, phải chăng đó cũng là sự điềm tĩnh, bình thản của con người khi đã đi quabao mưa nắng, thử thách của cuộc đời. con người đứng tuổi không còn sôi nổi như thời trẻ dại mà họ trở nên chính chắn, đằm thắm hơn. Giọng điệu thơ mang nỗi buồn dịu dàng, sây lắng. hình như không mong đợi mà thu vẫn về. Bốn mùa luân chuyển như đời người vội vã, lo toan,… lúc ngoảnh lại bất ngờ thấy mái tóc pha sương và mình đã không còn trẻ. Đời người đã sang thu từ khi nào.

Thiên nhiên sang thu, con người cũng sang thu. Cảnh thu, tình thu lồng vào nhau thắm thiết. Con người lưu luyến chưa muốn chia tay với mùa hạ, còn khi bước sang thu, họ trở nên nghiêm trang và chững chạc , mang vẻ đẹp sâu lắng, kín đáo nhưng kiêu hãnh, tự hào.

Bài thơ là bức tranh mùa thu đẹp để ta yêu mến, tự hào về cảnh sắc đất trời, quê hương. Những suy ngẫm trong thơ cho ta ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của con người đối với cuộc đời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *